Muốn điều trị bệnh súc đạt hiệu quả ta cần tuân thủ 5 nguyên tắc sau:
– Chẩn đoán đúng lúc, hay chẩn đoán bệnh kịp thời.
– Chẩn đoán đúng bệnh
– Dùng đúng thuốc
– Sử dụng đúng liều chỉ dẫn
– Điều trị đúng thời gian quy định hay là điều trị đủ thời gian.
Năm nguyên tắc trên được giải thích tóm tắt như sau :
1. Chẩn đoán đúng lúc, hay là chẩn đoán bệnh kịp thời
khi lợn có triệu chứng ăn ít hoặc bỏ ăn phải xem rõ nguyên nhân:có thể thức ăn chưa phù hợp ( chua, nóng, khô qua…), có thể thời tiết oi bức khiến lợn ăn kém, có thể lợn mới bắt về còn sợ, lạ nơi ở mới.. bình thường lợn con chưa cai sữa phải nằm gọn trong ổ hoặc gác đầu mình nhau. Nếu thấy lợn con theo mẹ mỗi con nằm mỗi góc chuồng thì chắc chắn có sự cố xảy ra với chúng. Nếu ta bỏ qua các biểu hiện bất thường trên thì bệnh sẽ bước vào giai đoạn nặng, điều trị tốn kém và hiệu quả thấp, lợn có thể bị chết. Bởi vậy chẩn đốn bệnh và can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.
2. Chẩn đoán đúng bệnh
Chẩn đoán đúng bệnh không có nghĩa là lúc nào cũng 100% đoán đúng bệnh (khi chưa có kết quả của phòng xét nghiệm ), mà ở đây cần phải xem xét ngay lợn bị loại bệnh gì:Ngộ độc, truyền nhiễm, nội khoa, hoặc ký sinh trùng…
Phải xác định đuợc triệu chứng lâm sàng để có hướng điều trị theo triệu chứng. Ví dụ: lơn nằm thở dốc, thở bụng nhất là đôi lúc có tiếng ho thì ắt là bị đường hô hấp và dùng kháng sinh thích hợp tiêm thì bệnh chóng giảm. Nếu lợn đứng cong lưng, chụm bốn chân thì chắc chắn là có cơn co thắt lưng bụng, nếu kèm theo triệu chứng tiêu chảy ta có thể tiêm hoặc cho uống kháng sinh cộng với thuốc giảm đau đều được, nếu sau khi ăn một vài miếng có biểu hiện đau bụng, một lúc sau ăn lại bình thường thì nghi có thể bị giun sáng ta phải tẩy giun. Nếu lợn sốt trên 390C phải dùng kháng sinh và kháng viêm kết hợp với thuốc hạ sốt (Analgin, aminazin, Chlorpromazin, Nước rau diếp cá…) là đúng hướng điều trị.
3. Dùng đúng thuốc
Chẩn đoán đúng bệnh mà dùng sai thuốc thì hiệu quả điều trị kém hoặc không có tác dụng. Ví dụ: Khi thấy tiêu chảy nghi rối loạn tiêu hóa mà chỉ dùng kháng sinh thì chưa chắc chắn khỏi, nếu nguyên nhân là do giun sán đường ruột (khi đó phải dùng các loại thuốc tẩy giun sán) hoặc tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột mà cứ dùng kháng sinh mãi (hơn 1 tuần) vẫn không khỏi là do dùng kháng sinh quá nhiều đã làm loạn khuẩn đường ruột. Lúc đó chúng ta phải ngừng dùng kháng sinh (nếu đã đổi thuốc) và nên dùng các loại men tiêu hóa để ổn định lại hệ vi khuẩn đường ruột.
Trong điều trị cần để ý đến đặc tính của vi khuẩn là đã nhờn một loại kháng sinh này có thể nhờn đối với một loại kháng sinh khác. Ví dụ nếu dùng Furasolidion không có hiệu quả thì không được dùng Tetracyclin hoặc ngược lại (kháng 2 chiều), lúc đó có thể dùng Chloram phenicol hay một loại khác. Nếu dùng Chloram phenicol không khỏi bệnh thì không được dùng Furasolidon hay là tetracyclin (kháng 1 chiều), lúc đó phải dùng hỗn hợp kháng sinh.
Trong điều kiện chăn nuôi hiện nay việc gữi mẫu đi xét nghiệm và kiễm tra kháng sinh đồ không phải lúc nào củng tiến hành được, bởi vậy khi nghi các bệnh về đường hô hấp ( với triệu chứng: ho, niêm mạc mắt đỏ, thở thể bụng, ngoi thở, đứng dạng chân trước…) thì chọn dùng các loại kháng sinh có tác dụng lên đường hộ hấp như: Pneumotic, Kanatialin, Spectyl, Tylo CB, Spiramycin, Lincomycin, Gentamycin, Kanamycin, Tylosin, Tiamulin, Anti-CRD, Norfloxacin, Enrofloxcain, Erythromycin, amox… khi nghi bệnh đường ruột ta dùng các chế phẩm có chứa thuốc tác dụng lên hệ vi khuẩn đường ruột như: Antidiarrhoea, Colivinavet, T.colivit, TIC, gentacosmis, Norcoli, NCD, Vinaquyl, Anflox T.T.S, P.T.L.C, Sulfanilamid, Furazolidon, Tetracyclin, Chloramphenol, Phytoncid tỏi, nước sắc các loại lá, quả cỏ chứa Tanin(chất chát)…
4. Sử dụng đúng liều
Nguyên tắc dùng kháng sinh phải dùng từ liều cao đến liều thấp (những mũi đầu tăng 1,5-2 lần). Lúc đầu cần dùng kháng sinh có tác dụng nhanh và ngày cần dùng 2-3 lần và giảm dần sau ngày thứ 2-3 trở đi. Ví dụ: Khi điều trị bệnh tụ huyết trùng lợn ngày đầu tiên có thể tiêm Kanatialin 1ml/3kg thể trọng 1 lần tiêm và 2 lần tiêm trong ngày, đến ngày thứ 2 tiêm 1ml/6kg thể trọng/lần và ngày thứ 3 tiêm 1ml cho 10kg thể trọng, là bệnh sẽ khỏi. Nếu sử dụng kháng sinh từ liều thấp đến liều cao ( vì thấy lợn bị ốm nặng dần lên) thì khác gì tập dần cho vi khuẩn nhờn thuốc. Do vậy, sau 2-3 lần dùng ta thấy bệnh không chuyển, cần đổi loại kháng sinh khác (ví dụ đang tiêm Penicillin và Streptomycin thấy không đỡ thì chuyển qua Kanamycin hoặc Apikana, Penkana, Norfloxkana…). Ngược lại các loại thuốc gây độc như Atropin, Strychnin, Pilocarpin… thì phải dùng từ liều thấp đến liều cao
5. Điều trị đúng thời gian quy định, đủ liệu trình
Phải đảm bảo đủ số ngày dùng thuốc theo chỉ dẫn của mỗi loại thuốc và bệnh. Ví dụ: trong bệnh đường ruột phải điều trị 3 ngày trở lên, bị đường hộ hấp hoặc bệnh nghệ phải 5 ngày trở lên. Còn nếu tiêm ngày bỏ ngày thì hiệu quả điều trị sẽ thấp, không những bệnh không khỏi mà còn có nguy cơ làm cho vi khuẩn nhờn thuốc.
Trong điều trị nên dùng kháng sinh kết hợp với thuốc trợ lực và cải tiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng sẽ cho hịệu quả điều trị cao.
Trong sử dụng thuốc cần lưu ý mặt lợi và hại của nó, nhất là khi phối hợp thuốc nhằm nâng cao hiệu lực điều trị. Ví dụ: trong bệnh viêm phổi truyền nhiễm (viêm phổi địa phương), phổi là cơ quan bị tổn thương nặng nhất. Nếu thấy lợn ốm nặng và khó thở, bỏ ăn ta vội tiêm Cafein để trợ lực thì hiệu quả ngược lại, vì Cafein làm tăng nhịp đập của tim, làm lượng máu theo vòng tuần hoàn nhỏ đến phổi nhiều lên trong lúc khả năng làm việc của phổi đã bị giảm nên lợn dễ bị sốc và càng dễ chết hơn. Trong trường hợp này ta nên dùng long não là hợp lí.
Tóm lại cần tuân thủ nguyên tắc 5 đúng điều trị theo con bệnh chứ không phải điều trị theo tên bệnh.
Khi phối hợp thuốc dùng ta sẽ gặp mốt số xu hướng xảy ra:
+ Tác dụng nguyên thể: sự phối hợp nhiều thuốc kháng sinh không dẫn đến sự thay đổi tác dụng của từng loại riêng biệt.
+ Tác dụng hợp lực (hiệp đồng): Tác dụng của hỗn hợp kháng sinh bằng tổng tác dụng nguyên thể của từng loại vốn có trước khi phối hợp.
+ Tác dụng tăng cường: Tác dụng của hỗn hợp thấp hơn tác dụng của từng loại hoặc cả 2 đều mất tác dụng.
+ Tác dụng đối kháng (tương kỵ): Tác dụng của hỗn hợp thấp hơn tác dụng của từng loại hoặc cả 2 đều mất tác dụng.
Người ta chia ra nhóm kháng sinh thành 2 nhóm:
1- Kháng sinh diệt khuẩn: là loại kháng sinh có tác dụng giết chết vi khuẩn, nhưng có những con còn sống và nó vẫn có khả năng sinh sôi nảy nở. Trong nhóm này gồm: Penicillin, Ampicillin, Streptomycin, Bacitrcin, Neo-mycin…
2- Kháng sinh kim khuẩn: Loại này không giết chết được vi khuẩn nhưng làm cho chúng không có khả năng sinh sôi nảy nở. Trong nhóm này gồm:Tetracyclin, Chloramphenicol, Erythromycin… nếu trộn kháng sinh nhóm một với nhau thì thường gây tác dụng tăng cường hoặc hợp lực, không gây tác dụng đối kháng. Khi phối hợp kháng sinh nhóm 2 cũng không gây tác dụng đối kháng nhưng không tạo tác dụng t8ang cường. Nếu trộn kháng sinh giữa nhóm một với nhóm 2 thì có thể tạo ra một trong 4 tác dụng trên.