Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết đêm đầu tiên kể từ khi lệnh đóng cửa chợ Hóc Môn có hiệu lực, đa số thương lái ngưng việc mua heo để cung cấp cho TP HCM. Hiện chợ Hóc Môn tiêu thụ tới 60% lượng heo của toàn Đồng Nai.
Kể từ 0h ngày 28/6, TP HCM sẽ tạm dừng các hoạt động tập kết giao thông hàng trực tiếp tại chợ đầu mối nông sản Hóc Môn để chống dịch COVID-19.
Theo UBND huyện Hóc Môn, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn huyện ngày càng phức tạp.
Tại chợ đầu mối đã xuất hiện 19 trường hợp mắc COVID-19 và một số ca bệnh có liên quan đến các chợ khác. Do đó, việc tạm dừng hoạt động khu chợ trong 7 ngày nhằm tạo điều kiện cho ban quản lý chợ chuẩn bị các phương án phòng, chống dịch bệnh.
Điều này tác động lớn đối với các tỉnh cung cấp heo cho cho TP HCM và các tỉnh lân cận, đặc biệt là Đồng Nai, nơi được xem là thủ phủ nuôi heo của cả nước.
Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết chợ Hóc Môn tiêu thụ tới 60% lượng heo của toàn Đồng Nai.
Do đó, việc chợ Hóc Môn đóng cửa sẽ tạo vết nứt lớn trong chuỗi cung ứng thịt heo tại tỉnh Đồng Nai.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết đêm đầu tiên kể từ khi lệnh đóng cửa chợ Hóc Môn có hiệu lực, đa số thương lái ngưng việc mua heo để cung cấp cho TP HCM.
Người chăn nuôi heo chịu thiệt hại khi giá heo hơi giảm mạnh trong khi giá thức ăn chăn nuôi cao kỷ lục.
Ông Đoán cho biết có địa phương ghi nhận giá heo hơi giảm xuống dưới 60.000 đồng/kg, tức dưới giá thành chăn nuôi; người chăn nuôi lỗ khoảng 1 triệu đồng/kg.
Ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết giải pháp tạm thời sắp tới là tăng cường trữ thịt heo trong kho lạnh.
Tuy nhiên, giải pháp này đối diện với thực tế nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà với việc trữ thịt heo đông lạnh bởi chi phí cao trong khi người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng thịt tươi hoặc thịt mát.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay, ông Sinh cho rằng doanh nghiệp buộc phải đứng trước hai lựa chọn.
Một là tiếp tục nuôi và đối mặt với rủi ro dịch bệnh và chi phí cám ngày một tăng cao. Tính từ đầu năm đến nay giá thức ăn chăn nuôi đã tăng khoảng 40% trong khi giá heo hơi liên tục giảm.
Lựa chọn thứ hai là doanh nghiệp phải tích trữ heo trong kho lạnh. Ngoài ra, việc đẩy mạnh chế biến cũng góp phẩn giảm áp lực tiêu thụ heo trên địa bàn tỉnh.
Mặc dù vậy, theo ông Đoán, do dịch COVID-9 diễn biến phức tạp nên nhiều người có tâm lý mua heo dự trữ. Điều này phần nào giải quyết lượng heo đã đến lứa xuất chuồng.
“Những đàn heo chưa tới lứa thì hy vọng những ngày tới tình hình kiểm soát dịch bệnh ổn định thì có thể tiêu thụ được”, ông Đoán nói.
Nguồn : Vietnambiz.vn